Làng chài Cửa Vạn, một trong 25 làng chài đẹp nhất trên thế giới

nhà nổi ở làng chài cửa vạn
[toc]

1. Giới thiệu về làng chài Cửa Vạn

Làng chài Cửa Vạn là một địa điểm thuộc tuyến tham quan số 3 vịnh Hạ Long, cùng trong tuyến này còn có các địa danh khác như: Hang Tiêng Ông, Hồ Ba Hầm, Áng Dù… Làng chài cách cảng tàu Tuần Châu khoảng 20km, tương đương với 2h15ph di chuyển bằng tàu.

Làng chài nằm trong một khu vực kín gió được bao bọc xung quanh bởi cách hòn đảo (được goi là Vụng), nơi đây cũng là bị trí lý tưởng cho các tàu bè neo đậu tránh bão. Trước kia, ở đây là một ngôi làng nổi có quy mô lớn nhất trong các làng chài trên vịnh Hạ Long.

ảnh từ trên cao nhìn xuống làng chài cửa vạn
Làng chài Cửa Vạn nhìn từ trên cao

Vào năm 2014, để đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho ngư dân tại đây, chính quyền đã di dời các gia đình lên đất liền tại khu tái định cư Cái Xà Cong, TP Hạ Long. Tuy nhiên những người dân của làng vẫn gắn bó với cuộc sống sông nước, hàng ngày thuyền đưa họ ra lại làng cũ và làm việc tại đây cũng như phục vụ khách du lịch, tối đến thuyền lại đưa họ trở về đất liền.

Với sự độc đáo và hiếm có của mình, làng chài Cửa Vạn được các chuyên trang du lịch đánh giá rất cao, năm 2013 làng từng lọt vào Top 16 làng chài đẹp nhất trên thế giới, sau đó đến năm 2017, Cửa Vạn tiếp tục lọt vào Danh sách 25 làng chài đẹp nhất trên thế giới, sánh ngang với những thị trấn trên cạn ở các châu lục khác.

Xem thêm: Danh sách 25 làng chài đẹp nhất thế giới

nhà nổi ở làng chài cửa vạn
Những ngôi nhà đón nắng mới trên vịnh

2. Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn

Với lịch sử là làng chài lớn nhất trên vịnh Hạ Long và còn được các chuyên tranh du lịch xếp hạng rất cao nên nơi đây rất được chú ý. Theo đó, năm 2003 chính phủ Na uy tài trợ cho TP Hạ Long để xây dựng Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn , đến năm 2006 thì hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng.

Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn nổi bật giữa khung cảnh thơ mộng

Trung tâm là nơi trưng bày, giới thiệu cuộc sống sinh hoạt cũng như cách kiếm sống của ngư dân Cửa Vạn trước và sau khi di dời lên đất liền. Ngoài ra, các buổi trình diễn hát giao duyên, hát đám cưới, hò biển, đua thuyền truyền thống và chiếu phim tư liệu cũng được tổ chức để du khách cảm nhận được chân thực nhất đời sống của ngư dân tại đây.

bên trong nhà văn hóa cửa vạn
Không gian trưng bày bên trong trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn
người dân chèo đò hát đối ở làng chài cửa vạn
Chương trình hát giao duyên trên đò giữa các đôi trai gái làng chài

3. Nhịp sống đời thường của cư dân làng chài

Tuy đã định cư trên bờ nhưng một nửa thời gian trong ngày, những “cựu” ngư dân vẫn sinh hoạt trên những ngôi nhà nổi tại đây, vẫn bình dị và tràn đầy tình cảm.

nhà nổi và thuyền đánh cá ở làng chài cửa vạn
Các bè nổi nuôi hải sản và tàu đánh cá vẫn hoạt động như bao đời tại làng chài
nhà nổi ở làng chài cửa vạn
Những ngôi nhà vẫn bình yên trong vụng biển kín gió và êm đềm
nhà nổi ở làng chài cửa vạn
Duy trì nhịp sống thường nhật vẫn là một thói quen của ngư dân tại đây
nhà nổi và thuyền đánh cá ở làng chài cửa vạn
Bình thường vắng lặng là thế nhưng những khi các thuyền đánh cá đi vào trú bão thì lại tấp nập và vô cùng vui vẻ
nhà nổi và thuyền đánh cá ở làng chài cửa vạn
Trên nên trời và biển trong xanh là những ngôi nhà rực rỡ đủ sắc màu
ảnh từ trên nóc thuyền nhìn xuống làng chài cửa vạn
Bạn có thể cảm nhận đất trời bao la giữa khung cảnh bình yên đến lạ tại đây
mưa rơi trên làng chài cửa vạn
Chiều mưa bay trên làng chài, lòng chợt man mác buồn

Ảnh 360 độ tại Cửa Vạn, bạn hãy xoay ảnh để xem được nhiều hơn.

3. Chèo thuyền kayak hoặc thuê đò tại đây

Ngoài việc đánh bắt, nuôi trồng hải sản thì người dân tại đây cũng phục vụ khách du lịch bằng hai hình thức là: cho thuê thuyền kayak hoặc thuê người chèo đò tham quan.

Giá vé thuê như sau:

– Giá vé thuê thuyền kayak: 100.000VNĐ/1cái/1 giờ

– Giá vé thuê người chèo đò: 60.000VNĐ/1 người/1 giờ

nữ du khách chụp ảnh ở làng chài cửa vạn

Có lẽ bạn không biết rằng, thuê thuyền kayak để tự khám phá nơi đây và chụp hình check-in sống ảo là điều mà du khách phương Tây vô cùng thích thú. Những bức hình như này không hề khó để chụp được nếu bạn đến đây “tận mục sở thị” đâu.

nữ du khách chụp ảnh ở làng chài cửa vạn

4. Đến đây bằng cách nào? Chi phí ra sao?

a. Làng chài Cửa Vạn ở đâu và đến bằng cách nào?

Làng chài Cửa Vạn cách Cảng Tuần châu khoảng 20km, tương đương khoảng 2h15 di chuyển bằng tàu.

Đây là một địa điểm trong tuyến thăm quan số 3, do đó bạn có thể đến đây bằng các mua vé tham quan tuyến 3 và thuê tàu tham quan đến đây. Ngoài nơi này, bạn sẽ được thăm các điểm khác trên tuyến 3 như: Hồ Ba Hầm; Hang Tiên Ông; Áng Dù…

Mặc dù vậy, thường có rất ít các tàu tham quan trong ngày chạy tuyến 3 này, hoặc có thể nói là không có mà tuyến 3 này hầu hết là các du thuyền nghỉ đêm mới chạy qua, thường là các tour 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm.

Còn một cách khác là bạn tự sắp xếp mua vé tuyến 3 và thuê riêng một tàu chạy trong ngày để họ chạy theo ý của mình, tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với nhóm từ 20 người trở lên để giảm chi phí, giá thuê tàu tối thiểu khoảng 4 triệu trở lên tùy vào mùa cao điểm và chất lượng của tàu.

> Xem thêm: Thông tin chi tiết tuyến tham quan số 3 vịnh Hạ Long

Làng chài Cửa Vạn trên Google Maps

b. Chi phí ra sao?

Như đã nói ở trên, chỉ có các tour nghỉ đêm mới tổ chức đến đây tham quan do đó chi phí đã được tính trong giá vé cả tour của các công ty du lịch. Khi mua cả tour bạn sẽ được đi tới các địa chỉ khác cũng trong tuyến 3 này, ngoài ra các tour có thể xin chuyển tuyến (từ tuyến 3 về tuyến 2) để bạn có thể đi các địa điểm của tuyến 2 như Đảo Ti Tốp, Đảo Soi Sim, rất thú vị phải không.

Mức giá cả của các tour này thường không cố định và rất đa dạng giữa các đơn vụ lữ hành, tuy nhiên chi phí tối thiểu như sau:

– Tour 2 ngày 1 đêm: 1.200.000 đ/khách trở lên

– Tour 3 ngày 2 đêm:  1.800.000 đ/khách trở lên

 Chi phí này thường chưa bao gồm: xe đưa đón; vé thuê người chở đò hoặc thuyền kayak và các dịch vụ giá trị gia tăng khác Đây là mức chi phí khái quát tối thiểu, tùy vào hạng tàu (3, 4 hay 5 sao) và các dịch vụ đi kèm giá vé có thể cao hơn.

Bài liên quan: